FacebookRavelryInstagramYoutubePinterest
menu
Menu
user

Video - Chia sẻ về kim đan

Kim đan là nguyên liệu không thể thiếu trong đan len! Có nhiều loại kim đan, và mỗi loại lại được tạo thành từ nhiều chất liệu khác nhau. Mình xin chia sẻ một số thông tin về kim đan.

***Mình tìm hiểu thông tin từ các group, các bài viết trên google và tổng hợp lại, nên nếu có thông tin sai sót xin nhắn mình biết để sửa lỗi ạ. 

A. Kích cỡ (size) & chiều dài kim đan

1. Kích cỡ (size) kim đan

Số của que đan chỉ đường kính (mm) của que đan. Ví dụ: que đan số 3 có đường kính 3 mm. Đây cũng là cách ký hiệu thông dụng của các nước châu Âu. Riêng Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật sử dụng các ký hiệu khác nhau. Bảng sau chỉ sự tương ứng về số que đan giữa các nước.

Image with no description

Trên nhãn của len, sẽ có thông tin về size kim phù hợp với len, nhưng tùy thuộc mục đích sử dụng và tùy tay đan chặt tay hay lỏng tay, bạn có thể tự chọn cỡ kim đan phù hợp hơn. ( Ví dụ đan áo có thể chọn theo cỡ kim trên nhãn của len, nhưng nếu đan thú cần chọn cỡ kim nhỏ hơn để nhồi gòn không bị hở.

Trên len sẽ ghi chú các thông tin cần thiết để chọn kim đan/ móc phù hợp
Trên len sẽ ghi chú các thông tin cần thiết để chọn kim đan/ móc phù hợp

2. Chiều dài kim đan

Kim đan thẳng hoặc 2 đầu cũng có nhiều cỡ chiều dài, ví dụ dài 10cm, 13cm...

Nếu là kim đan vòng, ngoài chiều dài của 2 kim đan, còn có thêm thông tin về chiều dài của dây (đoạn dây nối giữa 2 kim đan), có thể là dây dài 40cm, 60cm, ....

Tùy thuộc vào thông tin mẫu, sẽ chọn được chiều dài phù hợp.

B. Phân loại kim đan

1. Các loại kim đan

1.1 - Kim thẳng 2 đầu  ( Double-Pointed Needles)

Đây là loại đa năng nhất trong các loại kim. Kim hai đầu thường thấy nhất là dùng để đan các mảnh nhỏ như đan mảnh thú, đan bao tay, vớ, nón… Đan từng mảnh sau đó khâu nối lại với nhau. Tùy kích thước mảnh sẽ chọn được chiều dài kim phụ hợp. 

Ngoài ra kim hai đầu cũng có thể dùng đan tròn như kim vòng hoặc đan vặn thừng giống kim vặn thừng.

Kim đan 2 đầu
Kim đan 2 đầu

1.2 -  Kim thẳng 1 đầu (Straight Needles)

Kim có 1 đầu để đan, 1 đầu được chặn lại. So về độ thông dụng thì hạn chế hơn kim thẳng 2 đầu. Bạn có thể dùng kim 2 đầu và kèm nút chặn đầu kim sẽ tạo thành kim đan 1 đầu.

Kim đan 1 đầu
Kim đan 1 đầu

1.3 – Kim vòng (Circular Needles)

Kim vòng thường dùng trong kĩ thuật đan vòng như đan nón, đan áo…(Các mảnh đan vòng sẽ được nối vòng trực tiếp với nhau trong quá trình đan, không cần phải khâu lại sau đó).

Ngoài ra, kim vòng cũng có thể sử dụng đan mảnh như kim 2 đầu.

Kim đan vòng
Kim đan vòng

1.4 – Kim vòng với dây có thể tháo rời (Interchangeable circular needles)

Đặc biệt ở nước ngoài có một loại kim đan vòng được gọi là Interchangeable Circular Needles. Với loại kim này phần dây nối và kim đan có thể dễ dàng tháo lắp giúp cho người dùng có thể dễ dàng thay đổi kích thước sợi dây nối cũng như kích cỡ kim đan cho phù hợp, thuận tiện cho việc cất trữ cũng như tiết kiệm kinh phí đầu tư.

Kim và dây có thể tháo rời
Kim và dây có thể tháo rời

1.5 - Kim vặn thừng

Kim chuyên dùng để đan các họa tiết vặn thừng. (Có thể dùng kim đan 2 đầu để thay thế)

Kim đan vặn thừng
Kim đan vặn thừng

2. Chất liệu kim đan

Mỗi loại kim đan có thể được tạo nên từ chất liệu khác nhau.

2.1 -  Kim gỗ (Wooden needles/bamboo needles)

Đặc điểm của kim gỗ là kém trơn nhất trong tất cả các loại, do đó nếu hoa văn bạn đan đòi hỏi đan chặt tay thì kim gỗ là lựa chọn phù hợp nhất, ngoài ra nếu bạn có thói que  đan lỏng tay thì bạn cũng nên bổ sung bộ kim đan gỗ cho bộ sưu tập của mình.

 Thị trường kim đan gỗ chia làm hai loại, có kim trúc và kim tre. Điểm khác biệt là kim trúc được vót bằng máy trong khi kim tre được vót bằng tay do đó sản phẩm chất  lượng không cao, bề mặt không láng mịn, dễ gây xơ xước len. 

Image with no description

2.2 - Kim kim loại (Steel needles/aluminium needles)

Do đặc điểm là được làm từ kim loại, kim inox trơn và nặng nhất trong tất cả các loại, do đó phù hợp với những bạn đan chặt tay.

Image with no description

2.3 -   Kim nhựa (Plastic needles)

Mặc dù loại kim này có giá thành cao hơn các loại kim đan khác nhưng đặc điểm là không quá trơn như kim đan bằng kim loại cũng không rít như kim gỗ nên thích hợp với những người mới tập đan. Màu sắc hình dáng đa dạng phong phú.     

Image with no description

2.4. Kim thủy tinh (Glass needles)

Loại kim này khó tìm hơn và ít được sử dụng hơn. Kim thủy tinh rất đẹp, đan mướt nhưng nếu dùng không cẩn thận có thể bị vỡ.

Image with no description
Xem thêm:
Cách đính tóc cho búp bê len (Cách 2)
Xem thêm:
Cách dùng len đánh dấu vị trí gắn mắt
Xem thêm:
Tìm hiểu về len
Xem thêm:
Đan len cần những gì? 10 dụng cụ cần thiết cho người mới tập đan
Share: